Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng hiện tại được khá nhiều bạn trẻ quan tâm, thắc mắc. Bài viết sau đây của tác giả sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý độc giả. 

Mục Lục

Ngành phục hồi chức năng thi khối nào?

Nếu muốn theo đuổi ngành phục hồi chức năng ở các trường Đại học hay Cao đẳng, các bạn thí sinh sẽ có thể đăng ký thi tuyển ở khối B Toán – Hóa – Sinh hay khối A Hóa – Lý – Toán. Và cách thức xét tuyển của mỗi trường Đại học sẽ dựa vào điểm thi khối A, B tùy theo đăng ký của các bạn tại kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia.

Được biết, các thí sinh trúng tuyển phải đạt tổng điểm 3 môn xét tuyển ngành phục hồi chức năng bằng hoặc lớn hơn mức điểm sàn quy định của nhà trường. Vậy, điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu? 

Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng

Trong những năm gần đây, ngành phục hồi chức năng dần được phát triển mạnh mẽ. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi mọi người thường có xu hướng ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị trong ngành nghề. Ở thời điểm hiện tại, nguồn nhân lực ngành phục hồi chức năng vẫn chưa thể đáp ứng các tiêu chí hay yêu cầu đề ra. 

Nhận thấy tương lai ngành phục hồi chức năng khá rộng mở nên khá nhiều thí sinh có nguyện vọng để được theo học ngành này. Các em muốn học để có thể trở thành các Y Bác sĩ tài giỏi trong tương lai. Vậy, điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là cao hay thấp? 

Cũng như các ngành Y học khác, ngành phục hồi chức năng là một trong những ngành nghề khá hót được nhiều bạn trẻ theo học. Tất nhiên, điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là không hề thấp. Để có thể theo học tại các trường Đại học chuyên đào tạo về phục hồi chức năng, các bạn phải sở hữu lực học tốt, đặc biệt là phải giỏi các môn Toán – Hóa – Sinh – Lý. Và ít nhất, các bạn phải được 8 điểm mỗi môn mới có thể “mơ” về con đường Đại học. 

Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu điểm? 

Mức điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng ở các trường Đại học Y Dược TP.HCM, Đại học Kỹ thuật Y Hải Dương, Y Dược Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2017 dao động từ 21 tới 24,25 điểm. Các trường như Y Hà Nội, Y Huế, Y Thái Bình thậm chí còn lấy điểm cao hơn. 

Trong khi đó, điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng ở các trường Đại học dân lập lấy thấp hơn. Năm 2017, trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam lấy 18 điểm trong khi Đại học Quốc tế Hồng Bàng lấy 15,5 điểm. Đối với những bạn không sở hữu lực học tốt, các bạn có thể chọn trường Cao đẳng Dược Hà Nội làm bến đỗ lý tưởng của mình. Và nếu yêu thích ngành Điều dưỡng, Dược học hay Y học cổ truyền, các bạn có thể chọn trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch làm nơi gửi gắm ước mơ. Các bạn có thể tham khảo để đưa ra những phương án lựa chọn lý tưởng nhất cho mình. 

Cử nhân ngành phục hồi chức năng ra trường làm gì?

Bên cạnh vấn đề điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng thì nhiều bạn trẻ cũng quan tới vấn đề việc làm sau khi ra trường của các sinh viên ngành này. Nhiệm vụ chính của ngành phục hồi chức năng đó chính là chữa trị và chăm sóc cho các bệnh nhân, đặc biệt là những người đã trên 40 tuổi. 

Đây là độ tuổi “tầm trung” của cuộc đời nên họ muốn được chăm sóc, điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu hay phục hồi chức năng. Đất nước, xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc đời sống sức khỏe của người dân chính vì thế cũng tăng lên. Vì vậy, đây là ngành nghề rất hót và được nhiều bạn trẻ theo học. 

Thông thường, các bạn sẽ được đào tạo 4 năm tại Đại học khi học ngành phục hồi chức năng. Sau khi ra trường, các em sẽ có thể làm việc tại khoa phục hồi chức năng ở các bệnh viện, cơ sở Y tế từ địa phương cho tới tư nhân. Các em cũng có thể làm việc tại các cơ sở Y tế nước ngoài, làm việc tại các quốc gia sở hữu nền Y học phát triển cao như Canada, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ,… 

Chưa dừng lại ở đó, các cử nhân ngành phục hồi chức năng còn có thể làm việc tại các trường, các tổ chức chuyên biệt dành cho những người bị khuyết tật. Khi theo học ngành phục hồi chức năng, các cử nhân sẽ được sở hữu, trang bị các kiến thức chuẩn nhất để có thể tự xin việc sau khi ra trường. 

Điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng là bao nhiêu điểm? 

Các em sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên môn như: Phát triển và nghiên cứu các phương pháp hồi phục chức năng; tư vấn, cố vấn các phương pháp trị liệu cho các bệnh viện hay các cơ sở Y tế từ Trung ương đến địa phương; sử dụng, phân tích các kỹ thuật vật lý cơ bản và nâng cao; lập phác đồ, kế hoạch để phục hồi chức năng cho các bệnh nhân; tham gia các hoạt động y tế công cộng; đảm bảo an toàn, điều trị phục hồi đúng kỹ thuật cho các bệnh nhân khiếm khuyết và khuyết tật. 

Trên đây là bài phân tích, thể hiện quan điểm của tác giả về điểm chuẩn ngành phục hồi chức năng, cơ hội việc làm của ngành phục hồi chức năng sau khi ra trường. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích rất nhiều cho các quý độc giả, chúc các bạn may mắn và thành công.

Facebook Comments Box
Rate this post