Có nhiều bạn trẻ thắc mắc không biết Điều dưỡng chuyên ngành hộ sinh là gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Mục Lục

1. Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

Điều dưỡng là một ngành riêng biệt và có nhiều chuyên ngành khác nhau như chuyên ngành Hộ sinh, chuyên ngành Chăm sóc và Điều dưỡng đa khoa. Theo đó, Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh còn có tên gọi khác là Y tá hộ sinh. Họ là những người chuyên chăm sóc sức khỏe của các bà mẹ khi mang thai và các em bé sơ sinh mới chào đời. Công việc chủ yếu của họ là tư vấn những vấn đề trước khi sinh, sau khi sinh đối với các thai phụ, nhằm giúp các bà mẹ hồi phục sức khỏe một cách nhanh chóng nhất.

Điều dưỡng hộ sinh có nhiệm vụ theo dõi trực tiếp quá trình sinh nở, chuyển dạ của các thai phụ và báo cáo tình hình sức khỏe của họ cho bác sĩ. Họ cũng là người chuẩn bị các dụng cụ y tế cần thiết để có thể thực hiện mọi công đoạn trong ca đỡ đẻ. Cuộc sinh nở của sản phụ có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào công lao của những người đỡ đẻ.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gìĐiều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

Tùy vào vị trí và đơn vị công tác mà mỗi người sẽ có các nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là tổng hợp một số công việc thường làm của một Điều dưỡng hộ sinh.

  • Chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh: Tiếp đón, thăm khám, nhận định tình trạng sức khỏe và xác định vấn đề cần ưu tiên của từng đối tượng. Sau đó lên kế hoạch, kiểm tra, theo dõi và tư vấn tình hình sức khỏe cho người bệnh rồi tiến hành điều trị.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Bên cạnh nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe sinh sản cho các bà mẹ thì các Điều dưỡng hộ sinh còn đảm nhận thêm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho cả cộng đồng. Từ đó họ nắm chắc được những kiến thức sinh sản, phòng tránh các trường hợp bị bệnh xấu xảy ra. Với nhiệm vụ này, công việc của họ là lập kế hoạch, giám sát đánh giá từng trường hợp đối tượng: sản phụ không sinh ở nhà, sản phụ giai đoạn sau sinh tại nhà…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Đây là công việc trong các trường hợp bà mẹ và trẻ sơ sinh xảy ra những diễn biến đột ngột cần phải sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Những Điều dưỡng hộ sinh phải có kiến thức dự phòng biết tổ chức, lập kế hoạch đề phòng xảy ra những trường hợp cần sơ cứu, cấp cứu đặc biệt.
  • Truyền thông, giáo dục, chăm sóc sức khỏe sinh sản: Tổ chức, lập kế hoạch, đánh giá nhu cầu cần giáo dục, chăm sóc sức khỏe và thực hiện lên kế hoạch tổ chức truyền thông, tư vấn về chống bạo lực gia đình, tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe gia đình…
  • Phối hợp với bác sĩ điều trị: Điều dưỡng hộ sinh có nhiệm vụ lập kế hoạch phối hợp với các bác sĩ điều trị chăm sóc cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, tổ chức nhập viện, chuyển khoa, khám bệnh, trị bệnh… Bên cạnh đó họ còn quản lý phòng bệnh, dụng cụ Y tế phục vụ cho quá trình điều trị,…
  • Bảo vệ thực hiện quyền của người bệnh: Họ còn thực hiện quyền, biện hộ cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, người bệnh tham gia dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển nghề nghiệp: Đào tạo và huấn luyện cho thực tập sinh, kiến tập sinh làm việc, tổ chức nghiên cứu khoa học, sáng tạo, cải tiến phương pháp chăm sóc người bệnh, mẹ và bé.

Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh là gì?

3. Những tố chất cần có ở một Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh

Mỗi ngành nghề đều có những tố chất nhất định để có thể học tập tốt và thành công trong sự nghiệp mình theo đuổi. Với Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh cũng vậy. Khi theo học cao đẳng Điều dưỡng HCM đòi hỏi bạn cần có những tố chất và phẩm chất sau:

Lòng yêu thương con người

Yêu thương con người thể hiện ở sự đồng cảm với nỗi đau của con người, đồng thời biết nâng niu, trân trọng những ước mơ chính đáng của họ… Bất kể ai sống trên đời cũng cần có lòng yêu thương, nhưng với những người làm nghề Hộ sinh, đức tính này trở nên quan trọng hơn cả. Bởi công việc của họ liên quan đến 2 mạng sống cùng một lúc nên bất kỳ quyết định nào cũng cần dựa trên cả lý trí và con tim để có hành động kịp thời, đúng đắn.

Có kỹ năng giao tiếp tốt

Với các Điều dưỡng chuyên ngành Hộ sinh, kỹ năng giao tiếp và ứng xử tốt được thể hiện ở việc biết cách trò chuyện với nhiều đối tượng khác nhau. Họ vừa phải biết thuyết phục bác sĩ điều trị vừa biết tạo niềm tin và động viên, an ủi bệnh nhân.

Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian

Mỗi Điều dưỡng hộ sinh không chỉ phục vụ một bệnh nhân mà họ phải chăm sóc rất nhiều bệnh nhân và thực hiện hàng nghìn công việc khác. Do đó, họ phải biết cách lên kế hoạch, ưu tiên việc gì trước, việc gì sau và tận dụng thời gian rỗi để giải quyết việc gì… Có như vậy, họ mới hoàn thành tốt vai trò của mình với tư cách là “bề trên” của người bệnh và là cấp dưới của trưởng phòng, trưởng khoa…

Có trách nhiệm với công việc

Bất kể một công việc nào cũng cần người làm có thái độ và trách nhiệm cao thì mới đem lại kết quả tốt đẹp. Một khi nữ Hộ sinh làm việc hết mình vì lợi ích của người bệnh, vì lòng tự trọng, danh dự của bản thân thì chắc chắn sẽ giảm thiểu được tối đa những rủi ro, những sự cố y khoa không đáng có. Hay nói đúng hơn, sẽ không có chuyện cẩu thả, làm qua loa cho xong việc.

Giỏi chuyên môn, nghiệp vụ

Đây là yêu cầu không thể thiếu trong ngành y tế. Khi nắm chắc và vận dụng thành thục những kiến thức đã được học, bạn sẽ trở nên tự tin hơn, không để những sai lầm đáng tiếc tước đoạt mạng sống của người khác.

Tổng hợp

Facebook Comments Box
Rate this post