Sư phạm Mầm non cũng giống như những ngành nghề khác, bên cạnh trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, bạn cần phải có những phẩm chất và yếu tố khác. Vậy giáo viên Sư phạm mầm non cần có những phẩm chất và yếu tố gì?

Mục Lục

1. Lòng yêu thương trẻ

Lòng yêu nghề chính là động lực lớn nhất để mỗi người kiên trì với nghề nghiệp mà mình chọn lựa. Với giáo viên mầm non, tình yêu nghề được xuất phát từ chính tình yêu dành cho trẻ nhỏ.

Yêu thương con trẻ là phẩm chất cần thiết của nghề giáo viên mầm non

Yêu thương con trẻ là phẩm chất cần thiết của nghề giáo viên mầm non

Đối với cấp mầm non, giáo viên được xem như những “tấm gương”, là người định hướng nhân cách cho trẻ. Bằng sự ân cần và dịu dàng, bằng những lời khuyên chân thành hay sự kiên nhẫn trong cách giải thích, hay những lời quát mắng khi trẻ phạm sai lầm có thể ảnh hưởng đến chúng cả cuộc đời và mãi về sau. Đây là công việc với những khó khăn mang tính đặc thù, nếu người giáo viên không yêu trẻ, mong muốn những gì tốt nhất cho trẻ thì khó có thể vượt qua thử thách này.

2. Kiên nhẫn và có khả năng kiềm chế tốt

Biết kiên nhẫn và kiềm chế cũng là một yếu tố không thể thiếu của giáo viên mầm non.Nếu giáo viên thiếu kiên nhẫn sẽ khó có thể quan tâm, chia sẻ với trẻ những gì mà chúng thổ lộ.

Theo những chuyên gia giáo dục của trường Cao đẳng Dược TPHCM : trẻ em trong giai đoạn mầm non, cách hành xử của trẻ dựa trên yếu tố bản năng, hiểu động và thay đổi liên tục. Có thể đang cười rồi chợt khóc, đang khóc lại cười tươi..thậm chí các em còn chưa biết cách bàu tỏ mong muốn của mình bằng ngôn ngữ một cách mạch lạc và rõ ràng. Chính vì thế mà những người giáo viên mầm non cần phải có sự kiện nhẫn và khả năng kiềm chế tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đưa ra những định hướng suy nghĩ, hành vi, cử chỉ đúng đắn cho trẻ.

3. Có tinh thần trách nhiệm cao

Tinh thần trách nhiệm cao hết long chăm sóc các bé

Trên thực tế, ngành nào cũng yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng đối với ngành giáo dục nói chung và nghề giáo viên mầm non nói tiêng thì yếu tố này đặc biệt quan trọng.  Giáo viên cần làm thế nào để trẻ cảm thấy mình được yêu quý, được an toàn, cảm nhận cô như là một người mẹ. Bạn cần tỉ mỉ và tinh tế để phát hiện ra nhu cầu của trẻ để có thể gần gũi với trẻ. Tinh thần trách nhiệm sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc, giúp các bé phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tình cảm, tinh thần.

Bên cạnh đó, người giáo viên mầm non cũng cần phải phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với nhiều chương trình như phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật và nuôi dạy trẻ theo khoa học…

4. Phải nắm bắt những kiến thức và kỹ năng cần thiết

Nhiều người nhận xét giáo viên mầm non như sự hội tụ những cái “sĩ” trên đời. Bên cạnh năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm tốt, giáo viên cần phải có những tố chất sau:

Giáo viên mầm non là bác sĩ. Khi trở thành giáo viên mầm non, bạn cần trang bị những kiến thức nhất định về y khoa như sơ cấp cứu, cách phòng và điều trị những bệnh thường gặp ở trẻ. Bạn cũng cần có những kiến thức dinh dưỡng học để có thể lên thực đơn ăn uống hàng ngày cho trẻ hiệu quả nhất.

Giáo viên mầm non là họa sĩ. Giáo viên cần trang bị và chuẩn bị đồ dùng cũng như phụ kiện cần thiết cho việc học của học sinh. Và nhức bức tranh sinh động hay những bức tranh xé dán ngộ nghĩnh là yếu tố không thể thiếu trong mỗi giờ học.

Giáo viên mầm non là nghệ sĩ múa, kiêm biên đạo và ca sĩ. Việc dạy hát, dạy múa cho trẻ là kỹ năng không thể không có khi bạn đảm nhiệm vai trò của một giáo viên mầm non.

Facebook Comments Box
4.5/5 - (2 bình chọn)