Ngành Hộ sinh là gì? Ngành Hộ sinh thi khối nào? Họ làm công việc gì? Sau khi tốt nghiệp xin việc ở đâu?… Có quá nhiều thắc mắc về ngành Hộ sinh từ các bạn trẻ đang quan tâm đến ngành học này. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều về review ngành Hộ sinh.

Mục Lục

Ngành Hộ sinh là gì?

Hộ sinh là một ngành nghề riêng biệt trong hệ thống y tế và có liên quan đến các vấn đề sinh nở, có nhiều kiến thức chuyên về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe phụ nữ, trẻ sơ sinh. Từ đó đảm bảo an toàn về mặt sức khỏe cho cả các bà mẹ và trẻ sơ sinh.

Tại những bệnh viện có khoa Sản hay những phòng khám chuyên khoa các hộ sinh sẽ thực hiện nhiệm vụ theo dõi quá trình chuyển dạ của sản phụ, đồng thời báo cáo tình hình sức khỏe bất thường cũng như hỗ trợ chuẩn bị các dụng cụ y tế cho ca sinh nở. Không chỉ vậy họ còn là người trực tiếp tư vấn, cải thiện sức khỏe cho sản phụ, trẻ em, tuyên truyền chính sách dân số, chính sách kế hoạch hóa gia đình, biện pháp tránh thai như cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, giáo dục giới tính thông qua các chương trình giáo dục cộng đồng.

Sinh viên khi theo học ngành Hộ sinh sẽ được đào tạo các kiến thức cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp từ kiến thức cơ bản đến những kiến thức  về chuyên ngành. Song song với đó sinh viên sẽ được thực hành thực tế quá trình chăm sóc mẹ và bé sau  sinh để có kiến thức thực tiễn, làm quen với công việc tốt hơn.

review-nganh-ho-sinh

Hộ sinh có nhiệm vụ chăm sóc cho mẹ và bé

Khối thi vào ngành Hộ sinh

Do đặc thù của ngành Y Dược nói chung và ngành Hộ sinh nói riêng các trường Đại học Y Dược căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia những môn tự nhiên để xét tuyển.

Một số khối thi dùng để xét tuyển vào ngành Hộ sinh như:

  • Khối B00: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
  • Khối D07: Toán Học, Hóa Học, Sinh Học
  • Khối D08: Toán Học, Sinh Học, Tiếng Anh

Để tạo cơ hội học tập cho các thí sinh muốn theo đuổi ngành Hộ sinh nhưng không  có năng lực học tập môn Sinh học nhiều trường ĐH Y Dược thực hiện tuyển sinh thêm khối A00: Toán, Vật lý, Hóa học.

Tùy theo chỉ tiêu tuyển sinh và phương thức xét tuyển mà điểm chuẩn ngành Hộ sinh thay đổi theo từng năm. Hầu hết tại các trường đại học tuyển sinh ngành Hộ sinh theo phương thức căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp THPT  với mức điểm chuẩn từ 17,5 – 22,5 điểm. Đây  là mức điểm chuẩn tương đối cao so với những nhóm ngành nghề khác nên thường những thí sinh có học lực giỏi xuất sắc khả năng trúng tuyển cao hơn.

Bên cạnh đó nhiều trường cao đẳng, đại học tuyển sinh ngành Hộ sinh với phương thức xét học bạ cùng các điều kiện khác đi kèm. Hình thức xét tuyển này tạo cơ hội học tập cho tất cả các thí sinh có đam mê theo học ngành Hộ sinh nhưng chưa đạt điểm số cao trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Ngành Hộ sinh có dễ xin việc không?

Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp ngành hộ sinh ra đời nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Như vậy có thể thấy rằng tại Việt Nam đang thiếu hụt số lượng lớn nguồn nhân lực và đây cũng chính là cơ hội việc làm cho các bạn trẻ đang có ý định theo học ngành này.

Năm 2021 đã có thống kê chỉ ra rằng ngành Y tế Việt Nam đang cần bổ sung khoảng 50.000 bác sĩ, 10.000 dược sĩ, hơn 80.000 điều dưỡng, 60.000 kỹ thuật viên y học… Không chỉ tại Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành Hộ sinh. Tình trạng hộ sinh trên thế giới đã công bố năm 2021 đang cần đến khoảng 900.000 Hộ sinh.

Về công tác tuyển sinh năm 2021 của khối ngành sức khỏe trên địa bàn cả nước cần tuyển 36.816 chỉ tiêu nhưng chỉ có hơn 30.000 sinh viên trúng tuyển và nhập học. Điều này cho thấy sự chênh lệch cùng với nhu cầu cao của xã hội nên học ngành hộ sinh sau khi tốt nghiệp không lo thất nghiệp.

review-nganh-ho-sinh2

Sinh viên ngành hộ sinh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để thực hiện tốt công việc khi ra trường

Công việc của cử nhân ngành Hộ sinh 

Làm công việc ngành Hộ sinh sẽ thực hiện các nhiệm vụ chính như:

  • Chăm sóc trẻ sơ sinh và sản phụ: Tiếp đón sản phụ để từ đó xác định vấn đề cần ưu tiên từ đó lên kế hoạch, theo dõi, tư vấn tình hình sức khỏe phù hợp tiến hành điều trị.
  • Chăm sóc sức khỏe cộng đồng: Tư vấn và chăm sóc sức khỏe cộng đồng để phòng tránh các trường hợp mắc bệnh xấu xảy ra. Ở công việc này cần lập kế hoạch, giám sát và đánh giá từng trường hợp đối tượng, sản phụ không sinh ở nhà, hướng dẫn sản phụ sau sinh tại nhà…
  • Sơ cứu, cấp cứu: Ngay khi nhận thấy sản phụ và trẻ sơ sinh có những diễn biến bất thường thì Hộ sinh cần thực hiện sơ cứu, cấp cứu kịp thời.  Chính vì vậy những hộ sinh cần tích lũy kiến thức tổ chức, lập kế hoạch ngay khi gặp phải trường hợp đó.
  • Truyền thông, giáo dục cho cộng đồng: Lên kế hoạch tổ chức truyền thông, tư vấn về việc giáo dục, sức khỏe ở địa phương đồng thời tư vấn chăm sóc sức khỏe gia đình, chống bạo lực gia đình, tình dục an toàn…
  • Hỗ trợ bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ, trẻ sơ sinh, chuyển khoa, khám bệnh và trị bệnh.
  • Đảm bảo thực hiện quyền của người bệnh: Thực hiện chăm sóc sức khỏe, hộ sinh đồng thời thực hiện quyền biện hộ cho sản phụ và trẻ sơ sinh theo đúng quy định của pháp luật.

Trên thực tế cơ hội việc làm ngành Hộ sinh rộng mở với nhiều vị trí công việc sau khi tốt nghiệp ngành Hộ sinh có thể làm việc như tại các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế trong và ngoài nước, tiếp tục học tập lên cao để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra nếu bạn có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ có cơ hội việc làm hộ sinh tại các nước đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành này như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Những tố chất cần có của ngành Hộ sinh

Ngành nghề nào cũng cần có những tố chất riêng để theo đuổi ngành nghề và Hộ sinh cũng vậy. Đặc thù ngành nghề hộ sinh đòi hỏi rất nhiều đến sự yêu thương, tính cẩn thận, tỉ mỉ để trở thành hộ sinh chuyên nghiệp. Một số các tố chất cần có của ngành Hộ sinh như:

  • Trau dồi đầy đủ các kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý tình huống, biết quan tâm đến người khác… Đây đều là những kỹ năng để đảm bảo hoàn thành tốt công việc chăm sóc sức khỏe sản phụ và trẻ sơ sinh. Từ đó sẽ biết cách lập kế hoạch, xử lý nhanh những tình huống bất thường xảy ra.
  • Thái độ làm việc: Thái độ trong công việc nghiêm túc, thấu hiểu và cảm thông với người bệnh sẽ là yếu tố cần thiết để trở thành hộ sinh chuyên nghiệp.
  • Kiến thức chuyên môn: Đây là điều bắt buộc đối với tất cả những người làm nghề y nói chung trong đó hộ sinh cần có tính tỉ mỉ, thái độ ham học hỏi, luôn cố gắng nâng cao tay nghề để chăm sóc tốt nhất cho sản phụ và trẻ sơ sinh, từ đó mở ra cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.

Với những thông tin review ngành Hộ sinh chi tiết ở trên bạn đọc đã có định hướng ngành nghề rõ ràng hơn, hiện nay trên địa bàn cả nước có rất nhiều các trường tuyển sinh ngành Hộ sinh do đó thí sinh cần tìm hiểu kỹ để lựa chọn được địa chỉ học uy tín, chất lượng.

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)