Ít nhất 70% giáo viên không có năng khiếu sư phạm phải tham gia đứng lớp, giáo viên khá giỏi chỉ đạt 20%. Đây là thông tin của ông Nguyễn Đình Anh – nguyên Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nghệ An chia sẻ tại một hội thảo bàn về chất lượng giáo dục phổ thông mới đây.

Nhiều năm trở lại đây chất lượng giáo viên có năng lực giảng dạy đúng chuyên môn và nhiệm vụ ngày một giảm. Con số giáo viên không có năng khiếu giáo dục đang khiến các chuyên gia giáo dục và không ít nhà quản lý giáo dục phải giật mình.

Chất lượng giáo viên trình độ thấp ngành càng nhiều

Chất lượng giáo viên trình độ thấp ngày càng nhiều

Thông tin mới nhất về tổng chỉ tiêu ngành sư phạm trong kỳ tuyển sinh 2018 giảm rất mạnh, tới 38%. So với tổng số sinh viên thực tuyển, số chỉ tiêu năm nay giảm khoảng 20%. Như vậy, chỉ tiêu khối ngành sư phạm năm nay chỉ bằng khoảng 80% số thực tuyển năm ngoái.

Làm thế nào để thu hút người giỏi?

Sự vụ 9 điểm 3 môn đỗ sư phạm đã cho chúng ta nhận thấy nghề giáo chưa bao giờ rẻ rúng thế, với mức điểm đầu vào các trường sư phạm thấp thảm hại như vậy thì làm sao tìm được người giỏi có chuyên môn sư phạm thực sự? Mùa tuyển sinh năm trước có những thí sinh chỉ đạt vài điểm cũng đỗ.

TS Phạm Văn Dương, giảng viên trường Cao đẳng Dược Hà Nội bày tỏ: “Tôi ủng hộ chủ trương của Bộ GD và Đào Tạo là cần phải nâng cao chất lượng đầu vào của ngành sư phạm, nếu có thể hãy xét thành tích học bạ các môn của thí sinh để lọc hồ sơ phù hợp cho ngành sư phạm. Đối với nghề giáo thì phải cần có người giỏi, có như vậy mới đào tạo thế hệ người giỏi cho đất nước”.

Tuy nhiên, ngành sư phạm vài năm nay đã không còn thu hút được nhiều thí sinh theo học nên có hồ sơ là Trường xét duyệt ồ ạt cho đủ số lượng, chất lượng đầu vào kém thì tất lẽ đầu ra cũng sẽ thấp. Nguyên nhân các trường sư phạm từ ĐH đến CĐ đều thất nghiệp rất nhiều, mức lương giáo viên theo hệ số lại thấp nên các em chọn cách làm gia sư cho trung tâm và làm trái ngành khác.

Mức lương không đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống của họ và gia đình, nhất là ở vùng đô thị khiến nhiều người bỏ ngành học nàyMức lương không đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống của họ và gia đình, nhất là ở vùng đô thị khiến nhiều người bỏ ngành học này

Muốn thu hút học sinh giỏi vào sư phạm, theo nhiều chuyên gia, ngành giáo dục phải có nhiều chính sách đãi ngộ tốt hơn từ mức lương đến các chính sách đãi ngộ lâu dài cho giáo viên nhất là các giáo viên vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra cũng cần khảo sát, quy hoạch lại số lượng, cơ cấu các loại giáo viên phổ thông để xác định, điều chỉnh cân bằng cung – cầu. Tiếp đó đến các giáo viên có cống hiến cho ngành giáo dục thì cần được biên chế, đảm bảo thu nhập đủ sống ở mức trung bình sao cho họ toàn tâm, toàn ý, toàn sức cho nghề giáo dục.

Cần có những chính sách thu hút người giỏi nhưmiễn học phí, tăng học bổng, chế độ khi tốt nghiệp ra trường (có việc làm ngay) và chế độ khi đi dạy (lương hấp dẫn, môi trường làm việc tốt). Nếu đảm bảo được các chế độ này thì tỉ lệ người khá giỏi cũng sẽ tự động thi vào sư phạm.

Nên mở rộng nguồn tuyển cho các trường sư phạm ví dụ như tuyển sinh những người đã tốt nghiệp đại học về trường sư phạm để đào tạo thêm 1-2 năm kỹ năng giảng dạy để làm giảng viên đại học.

Facebook Comments Box
Rate this post