Năm 2018, Học viện báo chí và tuyên truyền chỉ xét tuyển học bạ đối với những thí sinh trường chuyên. Còn lại sẽ xét tuyển dựa theo kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia.
Học viện Báo chí chỉ xét học bạ với thí sinh trường chuyên
Năm 2018, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.800 chỉ tiêu ở 33 ngành đào tạo. Trường có 2 phương thức xét tuyển là sử dụng kết quả thi THPT quốc gia và xét học bạ (30% chỉ tiêu từng ngành/chuyên ngành).
Ở phương thức xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho phép thí sinh dùng điểm thi được bảo lưu theo quy định tại Quy chế xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia để xét tuyển. Trường cũng sử dụng kết quả miễn thi THPT quốc gia bài thi môn tiếng Anh để tuyển sinh.
Ở phương thức xét tuyển học bạ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền chỉ áp dụng với thí sinh là học sinh các trường chuyên/năng khiếu đạt học lực giỏi, hạnh kiểm tốt trong cả 3 năm học THPT. Những thí sinh này khi đăng ký xét tuyển ngành Báo chí, phải dự thi môn Năng khiếu và đạt 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) mới đủ điều kiện xét tuyển.
Theo thông tin từ phía tổ tư vấn trường cao đẳng y dược tphcm bài thi môn Năng khiếu do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tự ra đề, chấm thi, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 7. Cấu trúc của bài Năng khiếu gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận, phỏng vấn trực tiếp.
– Ở phần thi trắc nghiệm, thí sinh sẽ trả lời 30 câu hỏi trong 30 phút với nội dung thuộc môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ văn, Giáo dục công dân, để kiểm tra hiểu biết chung.
– Ở phần thi tự luận, với thí sinh dự thi chuyên ngành Quay phim truyền hình, Ảnh báo chí, sau khi được xem ảnh chụp, video sẽ viết bình luận về hình thức, kỹ thuật, nội dung hình ảnh đó. Các thí sinh đồng thời phải trả lời phỏng vấn trực tiếp để thể hiện hiểu biết về lĩnh vực quay phim truyền hình, ảnh báo chí, ý tưởng sáng tạo, khả năng giao tiếp… của bản thân.
Thí sinh các chuyên ngành còn lại phải làm bài thi tự luận với 2 câu hỏi. Câu thứ nhất sẽ là một văn bản báo chí có lỗi sai về quan điểm chính trị, cấu trúc, tính logic, văn phong, cách sử dụng ngôn từ… và yêu cầu thí sinh sửa chữa, hoàn thiện theo cách của mình. Đề bài này nhằm đánh giá năng lực xử lý, biểu đạt thông tin và sử dụng ngôn ngữ trong xây dựng, hoàn thiện văn bản của thí sinh.
Trong câu hỏi tự luận thứ hai, thí sinh sẽ được cung cấp thông tin về một vấn đề, một sự kiện rồi viết một bài luận tối đa 500 từ để thể hiện quan điểm cá nhân và khả năng phát hiện vấn đề.