Mỗi một vị trí công việc sẽ đòi hỏi những kỹ năng khác nhau. Vị trí càng cao, bạn càng cần trau dồi những kỹ năng phức tạp và tư duy mạnh mẽ hơn. Trong đó, kỹ năng nhận thức là một trong những điều kiện cần để bạn trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình, có cơ hội vươn đến những vị trí cao trong xã hội. Vậy kỹ năng nhận thức là gì? Kỹ năng nhận thức có vai trò như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Kỹ năng nhận thức là gì?
Đọc thêm về: kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng nhận thức là khả năng suy nghĩ sáng tạo, phân tích và hiểu những ý tưởng phức tạp và trừu tượng. Nhà quản lí cấp cao cần sử dụng kĩ năng nhận thức để có cái nhìn tổng thể về công ty, hiểu được mối quan hệ giữa các bộ phận và phòng ban, đánh giá tác động của công ty tới môi trường xung quanh.
Ví dụ về kỹ năng nhận thức
Julia là quản lí cấp cơ sở, chịu trách nhiệm giám sát hai người khác trong bộ phận đồ họa tại Razzle Dazzle. Đây là một công ty marketing và quan hệ công chúng. Do đặc thù ngành, cô ấy có kỹ năng nhận thức tốt. Sếp của cô đưa ra các mẫu về loại công việc mà anh hy vọng nhóm của cô sẽ tạo ra, cô sao chép các ví dụ và so sánh công việc của nhóm cô với tiêu chuẩn.
Hai năm sau, cô ấy trở thành giám đốc marketing trực tuyến. Là người quản lí cấp trung, cô vẫn có các kỹ năng nhận thức để sao chép và so sánh. Tuy nhiên, Julia cũng có kỹ năng phân tích đồ họa cho các khái niệm phức tạp hơn, chẳng hạn như: ẩn dụ và ý nghĩa, màu sắc, hình dạng và kết cấu. Sau đó, cô tập hợp các ví dụ về sản phẩm tốt để chia sẻ với người giám sát bên dưới.
5 năm sau, Julia trở thành đối tác trong công ty. Cô ấy tạo ra chiến lược thiết kế sáng tạo và điều phối hoạt động của các bộ phận bên dưới để công ty có thể đáp ứng các mục tiêu chiến lược. Khi thảo luận để đưa ra quyết định chiến lược, cô ấy sẽ tổng hợp thông tin từ toàn bộ công ty cũng như từ các thay đổi trong điều kiện và xu hướng trên thị trường.
Kỹ năng nhận thức có vai trò như thế nào?
Tìm hiểu: kỹ năng bán hàng là gì
- Tăng khả năng tập trung, đẩy mạnh hiệu suất học tập và làm việc.
- Tăng lợi thế cạnh tranh nhờ rèn luyện được sự chủ động, kỷ luật, dễ dàng thích nghi và biết tạo động lực cho bản thân.
- Thiết lập khả năng tự điều chỉnh và quản lý mục tiêu hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hoàn thành công việc.
- Làm tiền đề cho sự sáng tạo, đổi mới dựa trên những hiểu biết sẵn có.
- Tăng năng suất làm việc nhờ khả năng đánh giá, nhận định, ngăn ngừa các vấn đề trước khi chúng xảy ra.
- Luôn sẵn sàng đối diện với những thử thách trong công việc và cuộc sống nhờ khả năng hiểu rõ bản thân và điều chỉnh được cách ứng phó phù hợp trước các sự kiện xảy ra.
Tìm hiểu kỹ năng nhận thức trong quản trị
Nhà quản trị cần vận dụng các kỹ năng nhận thức để có cái nhìn tổng quát về nội bộ công ty cũng như sự biến đổi của thị trường. Từ đó, họ mới có thể đưa ra các quyết định và chiến lược phát triển phù hợp.
Ngoài ra, trong quản trị còn có 2 kỹ năng phổ biến khác là: kỹ năng con người và kỹ năng kỹ thuật. Người lãnh đạo cần có khả năng giao tiếp, điều phối các mối quan hệ trong công ty và kiến thức, năng lực để thực hiện công việc.
Nhìn chung, 3 kỹ năng này đều quan trọng và song hành với nhau khi quản trị tổ chức. Tuy nhiên, đối với các cấp độ quản lý khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau. Cụ thể:
- Nhà quản lý cấp cao: Sử dụng kỹ năng nhận thức, kỹ năng con người và cả kỹ năng kỹ thuật để hoạch định chiến lược và quản trị bộ máy công ty.
- Quản lý cấp trung: Sử dụng kỹ năng con người để giao tiếp với cấp trên và cấp dưới. Đồng thời, họ cũng ứng dụng kỹ năng nhận thức để xác định mục tiêu và các hoạt động để đạt được.
- Quản lý cấp cơ sở: Cấp độ này không yêu cầu quá nhiều về kỹ năng nhận thức, chủ yếu là kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng con người.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc: Kỹ năng nhận thức là gì? Kỹ năng nhận thức có vai trò như thế nào? Kỹ năng tự nhận thức đối với mỗi người chúng ta thật sự rất cần thiết. Hy vọng bài viết trên hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!