Chẩn đoán Điều dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại các cơ sở Y tế hiện nay. Vậy, chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Có tầm quan trọng như thế nào trong quá trình chăm sóc bệnh nhân? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Chẩn đoán Điều dưỡng là gì?

Chẩn đoán Điều dưỡng là một bước quan trọng của quy trình Điều dưỡng nhằm đưa ra vấn đề người bệnh đang gặp phải hay có nguy cơ gặp phải và nguyên nhân dẫn đến nó.

Chẩn đoán Điều dưỡng là gì?

Chẩn đoán Điều dưỡng là gì?

Chẩn đoán điều dưỡng sẽ được thiết lập dựa trên dấu hiệu có thật trên người bệnh và phải được trình bày ngắn gọn cụ thể.

Các loại chẩn đoán Điều dưỡng

Theo Nanda International có 4 loại chẩn đoán điều dưỡng như sau:

  • Chẩn đoán nhu cầu thực tại (Actual nursing diagnosis): Điều dưỡng đưa ra phán đoán lâm sàng về bệnh nhân qua tình trạng, quá trình sống của họ như mệt mỏi, đau cấp,…
  • Chẩn đoán đúng nguy cơ (Risk nursing diagnosis): Chẩn đoán những bệnh không xuất hiện ở hiện tại nhưng có rủi ro trong tương lai như: nguy cơ té ngã, nguy cơ viêm,…
  • Chẩn đoán thúc đẩy sức khỏe (Health Promotion nursing diagnosis): Đánh giá về động lực, mong muốn thúc đầy sức khoẻ của cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng như: sẵn sàng chăm sóc con cái, sẵn sàng tự chăm sóc bản thân,…
  • Chẩn đoán hội chứng (Syndrom nursing diagnosis): Chẩn đoán xuất hiện bởi một vấn đề hoặc tình huống cụ thể nào đó như: hội chứng đau sau chấn thương, hội chứng kích thích bàng quang, hội chứng suy yếu người cao tuổi,…

Quá trình xây dựng chẩn đoán Điều dưỡng

Để xây dựng chẩn đoán Điều dưỡng, các Điều dưỡng viên cần thực hiện các bước như sau:

  • Nhận định tình trạng, thu thập thông tin người bệnh một cách có hệ thống;
  • Sau khi tổng hợp và phân loại các thông tin của bệnh nhân, Điều dưỡng viên sử dụng kiến thức kỹ năng của mình để thiết lập các phương án giải quyết vấn đề;
  • Đưa ra các giả thuyết và hình dung các giải pháp. Từ đó, lựa chọn những giải pháp phù hợp nhất cho người bệnh;
  • Xác định các vấn đề ưu tiên cần giải quyết, đặc biệt những triệu chứng, nhu cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn người bệnh;
  • Lập kế hoạch chữa trị và chăm sóc cho người bệnh dựa trên tình hình thực tế sao cho đạt hiệu quả như dự kiến;
  • Thực hiện theo kế hoạch đã xây dựng. Bên cạnh đó, thường xuyên quan sát, đánh giá tình trạng bệnh nhân để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc cho phù hợp;
  • Đánh giá tình trạng người bệnh và quá trình chăm sóc để có hướng giải quyết thích hợp.

Tầm quan trọng của chẩn đoán Điều dưỡng

Chẩn đoán Điều dưỡng không chỉ là một phần quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân mà còn giúp đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.

Tầm quan trọng của chẩn đoán Điều dưỡng

Tầm quan trọng của chẩn đoán Điều dưỡng

  • Thực tế, một số vấn đề của người bệnh không thể giải quyết chỉ bằng can thiệp Y khoa. Theo đó, chẩn đoán Điều dưỡng không chỉ tập trung vào điều trị bệnh mà còn đánh giá phản ứng của bệnh nhân giúp cải thiện chất lượng cuộc sống họ;
  • Mỗi bệnh nhân là một cá thể riêng biệt có những phản ứng và nhu cầu chăm sóc khác nhau. Nhờ chẩn đoán Điều dưỡng, Điều dưỡng viên có thể lên kế hoạch chăm sóc phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của cơ sở Y tế;
  • Chẩn đoán Điều dưỡng giúp nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn để người Điều dưỡng kịp thời ngăn ngừa hoặc kiểm soát những biến chứng có thể xảy ra;
  • Nhờ chẩn đoán Điều dưỡng mà sự phối hợp giữa Điều dưỡng viên và Bác sĩ trở nên chặt chẽ và nhịp nhàng hơn. Từ đó tạo điều kiện cho các Bác sĩ đưa ra các quyết định Y khoa chính xác;
  • Qua chẩn đoán Điều dưỡng, các Điều dưỡng viên sẽ dễ dàng theo dõi tiến trình của bệnh nhân để điều chỉnh các biện pháp chăm sóc nếu cần;
  • Chẩn đoán Điều dưỡng giúp chăm sóc bệnh nhận một cách tổng thể từ thể chất đến tinh thần. Từ đó, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.

Qua bài viết trên, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã cung cấp toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho thắc mắc: Chẩn đoán Điều dưỡng là gì? Hy vọng các bạn đã nắm rõ thông tin về thuật ngữ này và trang bị cho bản thân thêm nhiều kiến thức quan trọng.

Facebook Comments Box
Rate this post