Hiện nay, quảng cáo là vị trí tuyển dụng được nhiều bạn trẻ săn đón. Đây được đánh giá là công việc hấp dẫn với mức thu nhập cao. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vào vị trí này, hãy tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên quảng cáo chúng tôi chia sẻ dưới đây.
Mục Lục
1. Một số kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên quảng cáo
Quảng cáo được hiểu là hình thức tuyên truyền được trả phí hay không trả phí để thực hiện giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng. Đây là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó, người muốn truyền thông phải trả tiền cho những phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin.
Dưới đây là một sô điều bạn cần biết khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên quảng cáo:
-
Tạo một portfolio hoàn hảo
Nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí yêu cầu phải có portfolio – chẳng hạn như graphic designers, copy writers hay art directors…hãy thể hiện những thành quả tốt nhất mà bạn làm được, đừng điền thông tin để lấp đầy hồ sơ của bạn. Hãy cố gắng tận dụng những kỹ năng về thiết kế photoshop, illustrator… để tạo ra một mẫu cv gây ấn tượng mạnh đến nhà tuyển dụng. Theo chia sẻ của những chuyên gia tuyển dung, ứng viên cần nhấn mạnh nhu cầu cần việc và nói lên suy nghĩ trong mỗi phần thông tin hồ sơ.
-
Nghiên cứu và nghiên cứu
Trước khi tham gia buổi phỏng vấn, cần tìm hiểu thông tin về người phỏng vấn bạn. Đặc biệt, bạn cũng cần chắc chắn thông tin cơ bản về agency bạn sắp gặp gỡ, từ danh sách khách hàng đến những thành viên chủ chốt. Đây chính xác là kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên quảng cáo mà bạn cần học tập và làm theo.
-
Biết về đối tượng của bạn
Quảng cáo là môi trường có tính sáng tạo cao. Vì thế, khi đi phỏng vấn, bạn cần chú ý về mặt trang phục. Bạn nên mặc quần áo đơn giản mà vẫn lịch sự, không có nhiều phụ kiện hay mùi nước hoa nồng nặc.
-
Biết cách đặt câu hỏi
Câu hỏi được đem là điểm nhấn quan trọng trong buổi phỏng vấn. Việc không có câu hỏi đưa ra cho thấy ứng viên không có hứng thú với công việc đanh ứng tuyển. Vì thế, bạn nên chuẩn bị một “danh sách” câu hỏi cần thiết. Tuy nhiên, tránh đặt những câu hỏi về thời gian rảnh. Thay vào đó, nên hỏi về cơ hội thăng tiến, tại sao ứng viên lại quyết định làm việc tại agency, những thách thức của công việc là gì.
2. Tham khảo một số mẹo giúp bạn phỏng vấn quảng cáo hiệu quả
-
Bổ sung thêm kiến thức để tự tin hơn
Bạn đã bắt đầu quá trình nghiên cứu với một hồ sơ tốt, tiếp đó, bạn cần tìm hiểu thêm về chức năng nhiệm vụ, những thành tựu cũng như sự kiện quan trọng của công ty.
Bạn có thể tham khảo trên những kênh truyền thông để tìm hiểu thông tin ngành nghề, tính cạnh tranh của công việc…
-
Chuẩn bị kỹ những câu hỏi khởi động
Chắc chắn bạn sẽ phải chia sẻ đôi điều với người phỏng vấn về bản thân, lý do bạn nên được tuyển dụng vào vị trí cũng như mục tiêu nghề nghiệp. Bạn có thể luyện tập trước những câu trả lời song đừng thể hiện là có gắng học thuộc, đừng chỉ ghi nhớ những thông tin trong CV của bạn và đọc ra hết khi được hỏi về bản thân.
*** Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn kế toán ứng viên cần nắm
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị cho những câu hỏi khó. Chẳng hạn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi về điểm yếu của bạn. Trong trường hợp này, bạn nên chọn một điểm yếu của bản thân và khéo léo biến nó thành một điểm mạnh liên quan đến công việc.
-
Hãy thành thật
Hãy thành thật với nhà tuyển dụng. Thực tế, chẳng có gì đáng ngại về khoảng thời gian thất nghiệp hay hành trình công việc lòng vòng trong CV của bạn. Sau cùng thì bạn có một cuộc phỏng vấn, vậy có nghĩa là họ đã thích hồ sơ của bạn và muốn biết nhiều thong tin hơn.
Bạn cần thành thật và nói rõ những gì bạn đã học được trong giai đoạn gián đoạn đó, và bạn sẽ đạt được những gì trong công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên quảng cáo nên thực hiện để có hiệu quả cao trong buổi tuyển dụng.
-
Biết khi nào có thể trì hoãn
Trong trường hợp bạn không có câu trả lời và cảm thấy hơi hoảng sợ, hãy hút thở một hơi thật sâu và hỏi một cách tự tin và bình tĩnh rằng liệu bạn có thể trả lời câu hỏi này sau được không. Tránh nói lan man và đừng để lộ tháu độ lo lắng của mình. Sẽ tốt hơn nếu bạn lấy tự tin bằng một câu hỏi khác dễ hơn và sau đó quay lại với câu hỏi khó.
Trên đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên quảng cáo mà bạn có thể tham khảo. Bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.