Việc kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc và cuộc sống. Dưới đây là một số cách giúp bạn rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc của mình một cách tốt hơn.

Mục Lục

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc được hiểu là cách làm chủ các hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là việc đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể… Việc kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ thái độ, hành vi của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. 

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc khác nhau, từ những cảm xúc yêu thương cho đến khó chịu, thậm chí là những cảm xúc đáng sợ. Khi bạn không quản lý được cảm xúc của mình sẽ tạo nên những thói quen tiêu cực như việc bạn hay than vãn về cuộc sống, hoặc cảm thấy bất lực về một vấn đề gì đó.

Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn sẽ có những lời nói, hành động khéo léo và tìm được định hướng mới, dễ thành công hơn trong cuộc sống cũng như công việc.

kỹ năng kiểm soát cảm xúcNếu không kiểm soát cảm xúc tốt thì sẽ gây trở ngại trong giao tiếp

Tại sao cần kiểm soát cảm xúc trong công việc và cuộc sống?

Việc kiểm soát cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực sẽ giúp bạn có suy nghĩ và quyết định đúng đắn. Do đó, rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc còn là phẩm chất để bạn thành công và thăng tiến trong sự nghiệp của bản thân.

Xây dựng, phát triển và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp

Trong bất kỳ mối quan hệ nào, việc quản lý cảm xúc khi giao tiếp rất quan trọng, là cơ sở để xây dựng, phát triển và duy trì mối quan hệ luôn tốt đẹp. Các tình huống thể hiện cảm xúc thái quá như chửi bới hay tranh luận bất chấp sẽ là khiến cho mối quan hệ đi xuống. Đặc biệt, nếu đó là đồng nghiệp, cấp trên hay khách hàng thì sẽ gây mất thiện cảm trong mắt đối phương.

Vì vậy, để giữ được các mối quan hệ tốt đẹp thì việc rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp là điều cần thiết. Từ đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong công việc, hợp tác sẽ thuận lợi hơn.

Tránh phát sinh các tình huống xung đột

Bộc phát cảm xúc tiêu cực trong giao tiếp là nguyên nhân dẫn đến các tình huống xung đột. Hoặc việc để cảm xúc lấn át trong cuộc thảo luận công việc sẽ khiến mâu thuẫn trở nên gay gắt và đôi khi còn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn. Những người không kiểm soát được cảm xúc thường đem cái nhìn chủ quan, yêu ghét cá nhân vào công việc và từ đó có những quyết định sai lầm. 

Do đó, việc kiểm soát cảm xúc tốt, để lý trí phân tích và đưa ra các lập luận chặt chẽ để phát huy hiệu quả công việc sẽ tốt hơn việc đưa ra quyết định do cảm xúc chi phối. Bên cạnh đó, luôn giữ sự khách quan và tôn trọng các ý kiến bàn bạc, thảo luận để đưa ra quyết định là cách để tránh các xung đột.

Không bộc lộ điểm yếu và tránh bị lợi dụng

Trong công việc, chúng ta có thể sẽ không tránh khỏi những cuộc cạnh tranh giữa các đồng nghiệp, hay tranh chấp với đối thủ nên việc kiểm soát cảm xúc tốt sẽ tránh bị người khác lợi dụng điểm yếu của mình. 

Ví dụ, họ biết bạn có tính tình nóng nảy, hay bốc đồng thì sẽ lợi dụng điều đó để khiêu khích bạn trong một số tính huống khiến bạn tức giận và phản ứng tiêu cực. Chính điều này sẽ khiến bạn đánh mất hình ảnh của mình trong mắt đồng nghiệp hoặc đối tác, có thể mất đi cơ hội thăng tiến hay ký hợp đồng với khách hàng.

Chuyên nghiệp hơn trong mắt mọi người

Một người điềm tĩnh, có hành xử văn minh lịch sự và luôn giao tiếp đúng mực sẽ được lòng mọi người xung quanh. Trong công việc, người đó sẽ được đánh giá chuyên nghiệp hơn trong mắt cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng. Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc là nền tảng mở ra các cơ hội trên con đường thăng tiến sự nghiệp và giữ gìn các mối quan hệ, hỗ trợ và hợp tác hiệu quả. 

Ghi điểm trong mắt đồng nghiệp và cấp trên

Trong công việc và cuộc sống hằng ngày, việc không để cảm xúc chi phối hành vi, lời nói sẽ có nhiều lợi ích. Người có thái độ, hành vi cư xử đúng mực và quản lý được cảm xúc của bản thân trong các tình huống giao tiếp sẽ để lại hình ảnh đẹp trong đối phương. 

Những người kiểm soát được cảm xúc thường là người hiểu biết, sống khôn ngoan, khéo léo nên được mọi người tôn trọng và yêu mến. Chính vì vậy, bạn cần phải rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc thường xuyên và luôn để giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp, sống tích cực và văn minh để thành công. 

kỹ năng kiểm soát cảm xúcRèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc mang lại nhiều lợi ích

Một số cách để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Học cách kiểm soát cảm xúc chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với những bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu cố gắng rèn luyện và điều chỉnh cảm xúc hàng ngày, bạn sẽ thành công trong việc làm chủ cảm xúc cá nhân của mình.

Lắng nghe cơ thể mình

Để có thể kiểm soát tâm lý bản thân, bạn phải hiểu rõ về thể chất của mình. Chỉ khi bạn trả lời được những câu hỏi khác nhau liên quan đến trạng thái thể chất của chính mình thì việc xác định cảm xúc tích cực và tiêu cực sẽ dễ dàng hơn. Khi đó, bạn mới có thể đưa ra được những quyết định một cách sáng suốt nhất.

Điều chỉnh mọi hành động của cơ thể

Thông thường, trạng thái tâm lý tiêu cực sẽ đem lại sự lười biếng nhất định cho bạn. Vì vậy, nếu đang trong trạng thái này, bạn cần điều chỉnh một số hành động của mình để đưa về trạng thái tâm lý cân bằng như hít thở sâu, mỉm cười, thả lỏng cơ thể, hoặc thay đổi tư thế làm việc sao cho thoải mái nhất… Những điều này có thể sẽ giúp bạn nâng cao mức độ tập trung và nảy ra những ý tưởng mới cho mình.

Rèn luyện sự tự tin

Với một số người, sự tự tin chỉ có khi bạn thấy tâm lý của mình trở nên thoải mái nhất. Do đó, để rèn luyện được sự tự tin cho chính mình, bạn hãy tập luyện trước gương hoặc máy quay để làm quen với cảm giác đứng trước đám đông, rồi sau đó mới tìm cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân trước nhiều người.

Rèn luyện sự tư duy

Để rèn luyện được tư duy, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi người, mọi vật bằng thái độ tích cực để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Nếu bạn có suy nghĩ tích cực thì mọi hành động của bạn trong công việc và trong cuộc sống sẽ trở nên đẹp hơn rất nhiều. Thay vì để ý quá nhiều tới khuyết điểm của người khác, bạn hãy tìm những điểm mạnh của đối phương. Hoặc đôi khi chỉ cần bạn nhìn thẳng vào lỗi lầm của bản thân và rút ra kinh nghiệm để các lần sau không mắc phải cũng đã là rất tốt.

Điều khiển cảm xúc bằng sử dụng ngôn từ

Khi bạn suốt ngày than vãn về hoàn cảnh xung quanh nghĩa là bạn đang tạo nên cảm xúc tiêu cực cho chính bản thân. Vì vậy, bạn hãy ngừng than vãn và thay vào đó dùng những từ ngữ mang tính khích lệ, động viên tinh thần. Đây cũng là một cách điều khiển cảm xúc giúp bạn nhìn nhận cuộc sống một cách tích cực hơn.

Bên cạnh đó, việc kiểm soát cảm xúc bằng ngôn từ còn giúp bạn giao tiếp với người khác thuận lợi hơn. Thay vì nói ra những câu từ khó nghe, làm tổn thương người khác thì bạn nên chọn cách diễn đạt dễ chịu hơn, hòa nhã hơn.

Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Loại bỏ được các cảm xúc tiêu cực không chỉ khiến bạn trở nên yêu đời hơn, sống tích cực hơn mà còn mang đến rất nhiều lợi ích vô hạn trong cuộc sống và công việc. Để làm được điều đó, bạn cần:

– Không đổ lỗi cho người khác.

– Không tính toán thiệt hơn

– Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.

– Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi.

– Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc biết cách rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc của mình.

Tổng hợp

Facebook Comments Box
Rate this post