Trong những ngành học thuộc khối ngành Sư phạm thì Sư phạm Mầm non đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ chọn lựa. Đây cũng là một ngành được đánh giá là dễ xin việc so với những chuyên ngành khác. Vậy sinh viên Sư phạm Mầm non cần có nhưng kỹ năng gì để có thể đáp ứng nhu cầu công việc? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

Những kỹ năng sư phạm bắt buộc

Sư phạm Mầm non có đặc thù khác với những chuyên ngành Sư phạm khác. Đối tượng giảng dạy của ngành là những em nhỏ từ 3-5 tuổi, chính vì vậy, ngoài những kỹ năng sư phạm thông thường thì hát, múa, đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi là những kỹ năng mà sinh viên Sư phạm mầm non được dạy khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây cũng là những kỹ năng yêu cầu các bạn bắt buộc phải thành thạo nếu muốn bước tiếp trên con đường làm nghề giáo viên mầm non. Nếu bạn biết sơ sơ tất cả hay nổi trội một hoặc một số kỹ năng nào đó thì đó cũng làm lợi thế rất lớn cho nghề nghiệp của bạn sau này.

Kỹ năng giảng dạy và tổ chức sự kiện, trò chơi

Đây là yếu tố “cần và đủ” để bạn có thể đảm nhận công việc giáo viên mầm non sau này.  Trước một buổi dạy, bạn cũng cần chuẩn bị những giáo trình, những hoạt động cụ thể cho từng ngày để giúp trẻ luôn được phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán. Người giáo viên giỏi là người luôn biết làm mới bản thân cũng như cách thức giảng dạy và đổi mới để tạo sự sáng tạo trong công việc.

Kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp và phụ huynh

Theo những Chuyên gia giáo dục của trường Cao đẳng Y dược TPHCM: Đây là những kỹ năng cần thiết chung của những sinh viên ngành Sư phạm. Thực tế, khi bạn đến công tác tại trường mầm non, bên cạnh việc tương tác trực tiếp với các trẻ thì bạn cũng cần phải thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện, cùng chia sẻ với đồng nghiệp .Ngoài ra, việc tạo dựng được mối quan hệ bền vững với phụ huynh học sinh sẽ giúp bạn hiểu được tính cách cũng như tâm tư tình cảm của từng trẻ qua đó dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy và quản lý các em.

Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ

Nếu không thể giao tiếp và với trẻ thì bạn khó có thể đảm nhiệm được công việc.Người giáo viên tốt, có chuyên môn và yêu nghề là người trẻ nhỏ luôn yêu mến. Chính vì thế, hãy trau dồi và hoàn thiện hơn nữa khả năng ứng xử, giao tiếp với trẻ nhỏ. Bạn có thể mất nhiều thời gian để rèn luyện rỹ năng nhưng nếu không có kỹ năng này bạn sẽ trở thành cô cảm với trẻ, với nghề nghiệp. Đây được đánh giá là kỹ năng rất quan trọng và được các giáo viên sử dụng thường xuyên trong công việc của mình.

Sự hài hước và nắm bắt tâm lý trẻ nhỏ

Đối với những cấp học như mầm non, tiểu học, giáo viên phải là tấm gương là hình mẫu trước trẻ. Bạn có thể áp dụng một số phương thức rèn luyện kĩ năng bằng việc nhanh chóng giảm áp lực, giải tỏa căng thẳng, sử dụng sự hài hước hay nghệ thuật hình thể hoặc qua trò chơi,… để tạo ra không khí sôi nổi và lôi cuốn trẻ. Kỹ năng này giúp bạn giải quyết nhiều vấn đề khó khăn trong quá trình tiếp xúc với trẻ.

Kỹ năng xử lý những tình huống sư phạm

Những tình huống sư phạm thường rất đa dạng và khó nắm bắt, đòi hỏi người giáo viên có kỹ năng xử lý. Một số tình huống sư phạm thường gặp trong các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ, những vấn đề liên quan đến trẻ như khóc, lười ăn, đánh nhau.. hay những vấn đề liên quan đến cha mẹ học sinh như công tác phôi hợp với gia đình, nghỉ học, trai đổi giữa phụ huynh với giáo viên về trẻ…

 

Facebook Comments Box
Rate this post