Những năm gần đây, việc làm của sinh viên Sư phạm đang là vấn đề được quan tâm .Thực tế, việc làm ngành sư phạm đang là bài toán khó, cần được quan tâm và có những biện pháp cụ thể. Dưới đây là thực trạng việc làm của ngành Sư phạm hiện nay.

Vấn đề thừa- thiếu và chất lượng giáo viên

Theo nhận định của những chuyên gia giáo dục, ngành Sư phạm Việt Nam đang đứng trước tình trạng thừa thì vẫn thừa mà thiếu thì vẫn thiếu. Một số thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy cả nước hiện đang thừa khoảng 27.000 giáo viên bậc THCS . Tuy nhiên, lại thiếu hơn 45.000 giáo viên ở bậc học mầm non.

Theo đó, một số tỉnh đang thừa giáo viên THCS có thể kể đến như: Thái Bình thừa 1.224 giáo viên, Thanh Hóa thừa 2.188 giáo viên, Phú Thọ thừa 1.191 giáo viên, Nghệ An thừa 1.742 giáo viên,… Những tỉnh đang thiếu giáo viên mầm non như: Sơn La thiếu 1.040 giáo viên, Thái Bình thiếu 1.500 giáo viên, Thanh Hóa thiếu 1.405 giáo viên, Bắc Giang thiếu 1.921 giáo viên Nghệ An thiếu 3.328 giáo viên, TP. Hồ Chí Minh thiếu 1.195 giáo viên.Những số liệu thống kê trên thể hiện sự bất cập trong công tác đào tạo giáo viên hiện nay.

Ở giai đoạn 2000 – 2017, hệ thống những trường có đào tạo giáo viên lên đến hơn 100 trường, trong đó chỉ có một phần nhỏ thuộc quản lý của Bộ GD&ĐT, số còn lại trực thuộc Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, những Bộ, ngành khác và hệ thống trường ngoài công lập. Điều này khiêns Bộ GD&ĐT khó mà quản lý được kể cả chỉ tiêu tuyển sinh và chất lượng đào tạo.

Một báo cáo tại Hội thảo Khoa học cho biết, dự báo tới năm 2020, Việt Nam có khoảng  hơn 70 nghìn sinh viên sư phạm thất nghiệp sau khi ra trường. Số liệu này cho thấy, sinh viên sư phạm sau khi ra trường khó tìm được việc đúng chuyên ngành , đặcbiệt tại những cơ sở đào tạo ở Hà Nội và một số thành phố lớn.

Áp lực nghề nghiệp lớn

Về vấn đề này, cô Lan Thanh ( chuyên gia giáo dục trường Cao đẳng Dược) chia sẻ:  Với xu hướng phát triển giáo dục hiện nay, áp lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên hiện nay là rất lớn. Cụ thể, giáo viên đang chịu áp lực từ nhiều phía.

Áp lực từ học sinh và gia đình học sinh trong việc đòi hỏi phẩm chất, năng lực chuyên môn cao của thầy cô giáo. Bên cạnh đó là đòi hjoir sự quan tâm hết mực đến học sinh từ các thầy cô giáo. Đội ngũ giáo viên cũng phải chịu áp lực từ phía nhà trường, lãnh đạo ngành và xã hội đòi hỏi người thầy phải tạo ra được những thế hệ học sinh giỏi, có đạo đức tốt, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Ngoài ra, đó còn là áp lực từ trong nội bộ ngành giáo dục khi giáo viên phải hoàn thành nhiều chỉ tiêu, thành tích, số lượng học sịnh đạt giỏi mỗi kỳ…

Cơ hội thăng tiến hạn chế

Vấn đề cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp luôn là câu hỏi lớn. Thế nhưng, đây vẫn là câu hỏi “bỏ ngỏ” vì thực tế giáo viên là ngành nghề mang tính chất ổn định chứ không có nhiều cơ hội thăng tiến. Với đội ngũ giáo viên hiện nay, bên cạnh việc chịu nhiều áp lực từ nghề nghiệp, chế độ đãi ngộ  chưa cao, chưa thực sự tạo động lực để an tâm cống hiến, tâm huyết với nghề, thì cơ hội thăng tiến cũng rất hạn chế, đặc biệt là đối với những giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non.

Hiện nay, do chưa áp dụng và triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, ở nhiều địa phương, trường học, việc đánh giá giáo viên, bổ nhiệm cán bộ quản lý giáo dục chưa đảm bảo khách quan, dân chủ.

 

Facebook Comments Box
Rate this post