Đứng trước mùa tuyển sinh 2018, đối với những thí sinh quan tâm đến ngành sư phạm có lẽ cũng đang có những băn khoăn và lo lắng về tương lai của bản thân khi lựa chọn ngành này. Vậy thực trạng ngành sư phạm hiện nay như thế nào, hãy tìm hiểu dưới bài viết sau.

Ngành sư phạm 2018 thắt chặt đầu vào

Điểm mới đáng chú ý trong giáo dục ngành sư phạm năm 2018 chính là sẽ siết chặt ngay từ đầu vào của các thí sinh. Theo đó, chỉ những học sinh có học lực loại giỏi mới có cơ hội được xét tuyển vào các trường đại học sư phạm. Không chỉ thế, Bộ GD&ĐT sẽ quy định điểm chuẩn của ngành này thay cho việc các trường tự đưa ra điểm chuẩn như các năm trước. Có thể nói đây là một trong những quy định nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo ngành sư phạm. Năm nay, các trường sư phạm có thể sẽ có mức điểm chung cao hơn so với các ngành nghề khác. Trước quy định đó có thể dự báo được rằng số lượng thí sinh đăng ký vào ngành này sẽ giảm đáng kể, tuy nhiên, đó không phải là nỗi lo bởi nhân lực ngành này trong những năm qua có thể thấy là khá dồi dào.

Kết quả hình ảnh cho Siết chặt đầu vào ngành sư phạm trong tuyển sinh 2018

Siết chặt đầu vào ngành sư phạm trong tuyển sinh 2018

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng sẽ cùng với các bộ, ban ngành tiến hành các khảo sát về nhu cầu sử dụng giảng viên của các địa phương, tổng hợp thành nhu cầu toàn quốc trong khoảng 6 năm tới. Điều này nhằm xác định, khi các thí sinh dự thi vào năm nay có thể biết được 4 năm sau ra trường, nhu cầu tuyển dụng lao động ngành mình sẽ ra sao. Bên cạnh đó, Bộ còn dự định về quy mô đào tạo ngành sư phạm trong những năm tới dựa trên các cơ sở dự tính về dân số, nhu cầu đào tạo. Đồng thời, chỉ tiêu tuyển sinh sẽ được khống chế bằng hoặc thấp hơn so với nhu cầu tuyển dụng để đảm bảo rằng các sinh viên ra trường sẽ có tỷ lệ việc làm cao hơn. Những sinh viên ra trường chưa có việc làm vẫn có cơ hội để tuyển dụng vào ngành giáo dục.

Làm sao để có đủ nhân lực chất lượng cao ngành sư phạm?

Trước những lo ngại của nhiều thí sinh có dự định thi vào ngành sư phạm bởi khó xin việc do ngành này có khá nhiều rủi ro. Đặc biệt là một tin tức giáo dục khiến nhiều người lo ngại về câu chuyện hơn 500 giáo viên bị sa thải ở Đắk Lắk khiến nhiều thí sinh phân vân và lo lắng khi có dự định đăng ký vào ngành này.

Thầy Trần Tuấn Đạt, đang giảng dạy chương trình Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ rằng: “Có thể thấy rõ trong những năm gần đây tỷ lệ sinh viên ngành sư phạm thất nghiệp sau khi ra trường tương đối cao. Tuy nhiên, theo lộ trình đổi mới giáo dục và sắp xếp lại các trường sư phạm của Bộ thì có lẽ trong tương lai, ngành sư phạm có thể sẽ lại là một trong những ngành thu hút nhiều lao động. Nhưng để trụ vững lâu dài với nghề, đòi hỏi các sinh viên theo học phải có đam mê, phải giỏi, có trình độ cao, và ra trường không chỉ dạy được một môn mà có thể dạy thêm được nhiều môn tích hợp nữa.”

Kết quả hình ảnh cho Siết chặt đầu vào ngành sư phạm trong tuyển sinh 2018

Cần có những đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành sư phạm

Tuy nhiên việc thắt chặt đầu vào cũng có một số điểm đáng lo ngại rằng muốn thu hút được học sinh giỏi vào ngành cũng cần phải có những đãi ngộ nhất định, phù hợp và hấp dẫn cũng như con đường tương lai rộng mở như ngành công an, quân đội. Như vậy, có khi không cần thiết phải siết chặt đầu vào vẫn thu hút được học sinh khá giỏi. Còn nếu vẫn có tình trạng sinh viên ra trường, thậm chí thủ khoa thất nghiệp như hiện nay thì có lẽ việc quy định tiêu chuẩn đầu vào ngành sư phạm là học sinh giỏi cũng khó thực hiện.

Bên cạnh đó, có lẽ còn cần có nhiều chính sách hấp dẫn hơn nữa để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia vào ngành như các ưu tiên dành cho sinh viên trong quá trình học, những đãi ngộ cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường hay tăng mức lương giáo viên.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu thêm phần nào về thực trạng ngành sư phạm hiện nay và có những lựa chọn phù hợp cho bản thân.

Facebook Comments Box
Rate this post