Là công việc lý tưởng với mức lương hấp dẫn, giao dịch viên ngân hàng là vị trí công việc nhiều người mơ ước. Để giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng, bài viết xin chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

1. Tìm hiểu vị trí giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên, còn được gọi là Teller, là những nhân viên ngân hàng làm việc tại các quầy giao dịch ở các chi nhánh, phòng giao dịch hay các điểm giao dịch của một ngân hàng. Đây được xem là một vị trí phản ánh chất lượng, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng nên đòi hỏi yêu cầu về ngoại hình, nghiệp vụ và kỹ năng giao tiếp khéo léo.

Công việc hàng ngày của những giao dịch viên ngân hàng là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phục vụ các nhu cầu cơ bản của khách hàng như gửi tiền, rút tiền, chuyển tiền, ủy nhiệm chi, thu hộ, chi hộ, mở tài khoản, xử lý thông tin tài khoản, hạch toán giao dịch và ghi chép lại tất cả giao dịch liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng phát sinh tại quầy của họ.

2. Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng?

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên

Ngân hàng là môi trường làm việc chuyên nghiệp. Chính vì thế, để có thể đỗ được vào trị trí này, ứng viên cần phải là những người ưu tú nhất, không chỉ có năng lực chuyên môn tốt mà thái độ và tác phong nghề nghiệp cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng. Dưới đây là kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng bạn có thể tham khảo.

2.1. Tìm hiểu thông tin về ngân hàng và vị trí tham gia phỏng vấn

Để chuẩn bị tốt nhất cho cuộc phỏng vấn, điều đầu tiên ứng viên nên làm là tìm hiểu về ngân hàng đó. Đây được xem là yếu tố quan trọng mà ứng viên không nên bỏ qua. Hãy tìm hiểu về quy mô, khách hàng, lịch sử, thị phần, sản phẩm, lãi suất…

Có một điều chắc chắn là câu hỏi nhà tuyển dụng có liên quan về ngân hàng, hay những tình huống mà ngân hàng họ từng gặp phải cho ứng viên xử lý. Chính vì thế, việc tìm hiểu trước thông tin công ty không chỉ giúp bạn tự tin hơn trong buổi phỏng vấn mà còn khiến nhà tuyển dụng ấn tượng và đánh giá cao ứng viên nào thật sự hiểu và quan tâm về công ty của họ.

Việc tìm hiểu tốt những thông tin này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi như: Tại sao bạn lại lựa chọn ngân hàng tôi làm việc? Bạn hiểu gì về công việc sắp tới? Theo bạn, đức tính nào quan trọng nhất của vị trí giao dịch viên/chuyên viên quan hệ khách hàng/chuyên viên thanh toán quốc tế/cán bộ xử lý nợ…

2.2. Cập nhật kiến thức vĩ mô

Thực tế, đã có nhiều ứng viên nắm chắc kiến thức nghiệp vụ song lại bị “bối rối” bởi những câu hỏi mang tính vĩ mô như “Bạn hãy nêu 3 sự kiện kinh tế tài chính nổi bật của Việt Nam trong thời gian gần đây”, hay bày tỏ những hiểu biết về một Thông tư, một chính sách mới mà NHNN mới ban hành…

Chính vì vậy, ứng viên nên rèn luyện thói quen cập nhật thêm các kiến thức, số liệu, sự kiện về kinh tế vĩ mô diễn ra trong vòng ít nhất 3 tháng trở lại đây. Bạn cũng có thể xem xét lại các dữ liệu đó thông qua các kênh truyền thông như các báo điện tử chuyên sâu về tài chính ngân hàng, bản tin tài chính trên tivi, tạp chí kinh tế cuối tuần,… để có cái nhìn tổng quan về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế.

2.3. In và mang theo bản sao CV

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên hiệu quả nhất

Xem thêm ngay: Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí quản lý: Những câu hỏi thường gặp

Nhà tuyển dụng có thể xem CV trên máy tính , song họ vẫn luôn vẫn đánh giá cao nếu bạn tự in và mang theo CV. Việc này giúp cho buổi phỏng vấn diễn ra tập trung hơn vì nhà tuyển dụng không phải dò tìm CV của bạn giữa hàng trăm email hay thư mục trên máy tính.

2.4. Đến phỏng vấn đúng giờ

Đến phỏng vẫn muộn là một điểm trừ lớn trong buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người không đúng hẹn, chậm chạp. Tất nhiên, bạn sẽ bị mất điểm ngay trong phần mở màn.

Bạn cần chủ động thời gian di chuyển để có thể đến phỏng vấn đúng hẹn. Tốt nhất, ứng viên nên đến sớm trước buổi phỏng vấn ít nhất 15 phút. Bên cạnh đó, việc đến sớm cũng giúp ứng viên lấy lại bình tĩnh, tự tin hơn và có thời gian sắp xếp lại những thứ đã chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn. Chủ động đến sớm cũng sẽ giúp bạn dự trù, lường trước những trục trặc có thể xảy ra trên đường đi để trừ hao thời gian và đến nơi phỏng vấn đúng giờ.

2.5. Trang phục khi đi phỏng vấn

Ngân hàng là một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì thế, trang phục cũng là yếu tố bạn không thể bỏ qua. Bạn nên chuẩn bị trang phục trang nhã quần âu/váy với áo sơ mi trắng dài tay (không nên mặc áo cộc tay), nam sẽ có thêm vest và cavat, và tốt nhất là nên đi giày đen đối với cả nam và nữ.

Ấn tượng ban đầu của nhà tuyển dụng bao giờ cũng rất quan trọng. Một bộ trang phục phù hợp không chỉ tạo thiện cảm cho nhà tuyển dụng mà còn giúp bạn có tâm lý thoải mái và tự tin hơn trong suốt buổi phỏng vấn. Đặc biệt, ứng viên cần lưu ý là tránh mặc quần jean, áo thun, trang phục quá sặc sỡ sẽ gây phản cảm cho nhà tuyển dụng. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng bạn cần nắm rõ.

2.6. Điện thoại để chế độ rung hoặc tắt

Trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, nên để chế độ rung hoặc tắt điện thoại. Tuy vô tình nhưng tiếng chuông điện thoại vang lên rất dễ làm ngắt quãng buổi phỏng vấn.

Bên cạnh những vấn đề trên, các ứng viên cũng nên chú ý các tiểu tiết như khi kết thúc phỏng vấn, đứng lên nên kê lại ghế ngay ngắn, hoặc luôn mỉm cười để tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng.

Trên đây là một số kinh nghiệm phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích, giúp bạn tự tin vượt qua vòng phỏng vấn.

Theo Vũ Hà ( tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TPHCM)  tổng hợp

Facebook Comments Box
5/5 - (1 bình chọn)