Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì và quy trình thực hiện diễn ra như thế nào? Những thông tin này được rất nhiều người quan tâm và cùng nhau chia sẻ thông tin. Phía các chuyên gia hàng đầu sẽ bật mí chi tiết thông tin liên quan đến vấn đề này, các bạn cùng nhau tham khảo nhé!
Mục Lục
Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề có tên tiếng Anh là Problem Solving skills. Đây chính là khả năng xử lý và đưa ra quyết định khi gặp các tình huống bất ngờ ngoài ý muốn. Kỹ năng này rất quan trọng, có ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày của mỗi người.
>>> Xem thêm: kỹ năng cứng là gì
Cuộc sống luôn luôn xuất hiện những thay đổi, những tình huống phát sinh theo nhiều chiều hướng khác nhau đòi hỏi các bạn cần phải linh hoạt. Do đó, các bạn cần phải trau dồi các kỹ năng sống. Trong số đó kỹ năng giải quyết vấn đề chính là kỹ năng quan trọng và cần phải rèn luyện.
Nếu như có vấn đề phát sinh nhiều người thường lúng túng không biết nên làm gì, ra quyết định như thế nào nhằm xử lý vấn đề một cách nhanh gọn nhất. Khi các bạn có khả năng xử lý vấn đề một cách thành thạo, các bạn có thể giải quyết được nhiều bài toán khó cả trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết vấn đề
Hiện nay, có rất nhiều nhân tố làm ảnh hưởng đến kỹ năng xử lý vấn đề. Trong số đó, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phân tích, kỹ năng ra quyết định và tư duy phản biện chính là các nhân tố các bạn cần lưu ý.
+ Kỹ năng phân tích: nếu như muốn giải quyết tận gốc thì bạn cần phải có khả năng phân tích. Cần phải phân tích được nguyên nhân của vấn đề từ đó mới có thể đưa ra được cách xử lý phù hợp.
+ Kỹ năng ra quyết định: có rất nhiều người sẽ gặp phải khó khăn trong việc đưa ra quyết định, họ thường do dự không biết nên lựa chọn phương án nào là khả thi nhất. Nhằm xử lý tốt mọi tình huống bắt buộc các bạn cần phải có kỹ năng quyết định, lựa chọn được hướng giải quyết, đánh giá kết quả đạt được.
+ Kỹ năng giao tiếp: trong trường hợp gặp phải các tình huống éo le trong khâu giải quyết, các bạn có thể tiến hành trao đổi với người liên quan nhằm am hiểu hơn, từ đó tăng được mức độ chắc chắn trong quyết định của bạn.
+ Tư duy phản biện: tư duy phản biện tốt, khi đó bạn sẽ đưa ra được các suy luận rất sắc bén, diễn đạt dễ hiểu, mạch lạc và logic. Bên cạnh đó, họ nhanh chóng phát hiện ra được những sơ hở, thiếu khoa học trong các lập luận đã được đưa ra trước đó.
Theo đó, nhằm giải quyết vấn đề một cách êm đẹp, hợp tình hợp lý nhất thì đòi hỏi các bạn phải hội tụ nhiều kỹ năng khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần phải ghi nhớ trước khi thực hành. Khi đã thực hành vào nhiều tình huống thực tế, các bạn sẽ rút ra được nhiều bàn học cho chính bản thân mình.
Quy trình thực hiện trong kỹ năng giải quyết vấn đề
Để có được kỹ năng giải quyết vấn đề, việc cơ bản đầu tiên là các bạn cần phải nắm thật rõ về các bước thực hiện cụ thể như sau:
>>> Qua tâm thêm khởi nghiệp bán trái cây
Hiểu về nguồn gốc, phân tích vấn đề
Muốn giải quyết triệt để mọi vấn đề, các bạn cần phải nắm thật chắc cách nhìn nhận vấn đề. Trước tiên, cần phải tìm hiểu rõ về nguồn gốc xuất phát, thời điểm vấn đề xuất hiện. Khi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, các bạn sẽ có được giải pháp hiệu quả hơn.
Nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau
Nhằm có thể hiểu được mấu chốt của vấn đề, các bạn không nên nhìn nhận từ một phía, cần phải mở rộng tầm nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trên cơ sở đó các bạn sẽ biết được bản thân mình đã làm được gì, chưa làm được gì và cần làm gì để giải quyết được mọi khúc mắc. Việc tập trung vào một chi tiết nhỏ thì có thể xử lý vấn đề ngay thời điểm đó, tuy nhiên hiệu quả về lâu dài thì rất khó thành công được.
Nên lựa chọn giải pháp phù hợp
Sau khi đã tiến hành đánh giá, các bạn nên đưa ra được những giải pháp được xem là có thể giải quyết. Từ đó, các bạn sẽ lựa chọn được hướng xử lý phù hợp nhất. Lưu ý, giải pháp sai lầm sẽ khiến cho vấn đề rơi vào tình trạng bế tắc, do đó cần phải thận trọng trong mọi hành động.
Tiến hành thực hiện giải pháp
Khi bạn càng bắt tay tiến hành giải quyết sớm thì vấn đề càng nhanh chóng được xử lý ổn thỏa. Đây cũng chính là một trong những khâu quan trọng trong kỹ năng giải quyết vấn đề, bởi trực tiếp hành động có thể sẽ xảy ra một số tình huống phát sinh. Mỗi người cần phải dự tính trước cụ thể, sẵn sàng chủ động đối phó với điều này.
Đánh giá kết quả hành động
Sau 4 bước giải quyết vấn đề ở trên, các bạn cần phải đánh giá kết quả vấn đề sau khi được giải quyết. Lấy ví dụ ở trong môi trường doanh nghiệp Nhà hàng khách hàng, bạn đang là Lễ tân khách sạn, có khách hàng phàn nàn về chất lượng phòng ở. Theo đó, các bạn cần:
+ Tiếp nhận thông tin một cách ân cần, chân thành, xin lỗi quý khách về sự cố đáng tiếc này.
+ Đề nghị khách hàng cung cấp thông tin về nhân viên/ bộ phận khiến khách khó chịu nhằm phản hồi nội bộ nhằm nâng cao chất lượng của dịch vụ.
+ Liên hệ với cấp Quản lý nhằm báo cáo tình hình, tìm hiểu vấn đề, phối hợp cùng với những bộ phận liên quan đến chấn chỉnh kịp thời.
+ Sau khi xử lý vấn đề, các bạn cần phải kiểm tra về mức độ hài lòng của khách hàng.
Lời kết
Với toàn bộ những thông tin ở trên cũng đã giúp cho mọi người được hiểu rõ về kỹ năng giải quyết vấn đề là như thế nào. Mỗi một kỹ năng sẽ có tác dụng tương ứng trong cuộc sống hàng ngày, do đó các bạn hãy dành thời gian tìm hiểu và rèn luyện.