Trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với nhiều loại cảm xúc khác nhau. Nếu như không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc thì sẽ tạo ra những thói quen tiêu cực. Chính vì vậy, chúng ta cần học kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân để giữ bình tĩnh trong giao tiếp và xử lý mọi việc.

Mục Lục

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc không phải là loại bỏ những cảm xúc của bản thân mà chính là học cách kiềm chế để làm chủ hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống dù rất tiêu cực. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc là đưa cảm xúc trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương diện như ngôn ngữ, hình thể…

Nếu không kiểm soát tốt cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ thất bại trong các buổi giao tiếp, đàm phán hoặc các cảm xúc tiêu cực sẽ là tác nhân khiến các mối quan hệ của bạn bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát được, bạn sẽ tìm được định hướng mới, có những lời nói, hành động khéo léo và dễ thành công hơn trong cuộc sống và công việc.

Cách kiểm soát cảm xúc của bản thân

Điều chỉnh hành động của cơ thể

Khi rơi vào trường hợp tiêu cực, bạn có thể điều chỉnh các hoạt động của cơ thể bằng cách thực hiện một vài động tác như:

Ky-nang-kiem-soat-cam-xuc-la-gi

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Xem thêm: Kỹ năng đàm phán giúp bạn thuận lợi trong công việc cũng như giao tiếp hằng ngày

  • Hít thở sâu, thả lỏng cơ thể.
  • Mỉm cười.
  • Thay đổi tư thế đứng, ngồi sao cho thoải mái nhất.

Như vậy, bạn sẽ có thể tập trung và suy nghĩ được nhiều hướng đi mới.

Rèn luyện tư duy

Để rèn luyện được tư duy, trí tuệ, bạn cần phải luôn luôn nhìn mọi người, mọi vật bằng thái độ tích cực, vui tươi để tránh những cảm xúc tiêu cực nảy sinh. Thay vì tìm những nhược điểm hay sai phạm của người khác, bạn có thể tìm những ưu điểm của họ để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.

Một ví dụ đơn giản rằng, khi bị cha mẹ hoặc sếp la mắng, chắc chắn cảm xúc của bạn sẽ bị chi phối. Bạn sẽ trở nên cáu gắt, uất ức và có khả năng phản kháng lại. Tuy nhiên, đó không phải điều nên làm. Bạn cần giữ bình tĩnh và hãy nghĩ rằng, đây là cơ hội để bạn sửa chữa những yếu điểm của mình. Đồng thời, sẽ giúp cho cha mẹ, sếp có cái nhìn tích cực về bạn.

Khéo léo trong cách sử dụng ngôn từ

Sử dụng ngôn từ phù hợp, khéo léo không chỉ giúp bạn điều khiển cảm xúc của chính bản thân mình mà còn kiểm soát được cảm xúc của người tham gia trò chuyện. Ngưng than vãn, không dùng những từ mang đến sự tiêu cực, mà thay vào đó, bạn nên dùng những từ ngữ mang tính động viên, khích lệ dành cho đối phương. Đây chính là chìa khóa giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt hơn và nhìn nhận cuộc sống với góc nhìn tích cực hơn.

Tự tin vào bản thân

Tu-tin-vao-ban-than-la-yeu-to-quan-trong-de-kiem-soat-cam-xuc-ban-than

Tự tin vào bản thân là yếu tố quan trọng để kiểm soát cảm xúc bản thân

Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì?

Không ít trường hợp bạn bị bao vây bởi những buồn, hờn, tức giận chính là vì thiếu tự tin. Bạn cảm thấy bản thân không có năng lực, dung mạo hay hoạt ngôn bằng người khác và bạn cảm thấy khó khăn, sợ hãi khi giải quyết vấn đề. Vì thế, tự tin ở bản thân mình là yếu tố quan trọng để bạn kiểm soát được cảm xúc.

  • Để trở nên tự tin hơn, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:
  • Can đảm nhìn vào mắt người đối diện khi giao tiếp, không nên lảng tránh.
  • Vượt qua sợ hãi và cố gắng làm mọi việc.
  • Hãy can đảm thử sức mọi trường hợp, lĩnh vực, tự tin khám phá những điều mới lạ.

Cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực

Có thể nói rằng, cảm xúc tiêu cực là kẻ thù lớn nhất cần loại bỏ nếu muốn kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Để làm được như thế, bạn cần:

  • Không đổ lỗi cho người khác.
  • Can đảm nhân sại lầm và tìm cách giải quyết.
  • Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi.
  • Không tính toán thiệt hơn
  • Luôn suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực.

Với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về kỹ năng kiểm soát cảm xúc cũng như cách để kiểm soát cảm xúc của mình rồi phải không nào? Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc thật sự không phải là một việc đơn giản. Tuy nhiên, nếu bạn cố gắng rèn luyện sẽ dễ dàng đạt được mục tiêu và khiến cho cuộc sống của bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Facebook Comments Box
Rate this post