Kỹ năng quản trị là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một nhà lãnh đạo nào. Bởi lẽ, khi tích cực trang bị cho mình các kỹ năng giúp bạn quản trị doanh nghiệp hiệu quả hơn. Vậy kỹ năng quản trị là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Mục Lục

Kỹ năng quản trị là gì?

Kỹ năng quản trị là khả năng, kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong quá trình thực hiện công việc. Nó đòi hỏi bạn phải biết sử dụng kiến thức, năng lực của bản thân để giải quyết các tình huống được phân công cũng như phát sinh trong công việc. Bạn có thể cùng bàn bạc hoặc thông qua các cá nhân, đội nhóm khác nhau để thực hiện kế hoạch này.

Tầm quan trọng của các kỹ năng phụ thuộc vào mỗi cấp bậc quản trị khác nhau. Cụ thể, kỹ năng tư duy sẽ được yêu cầu nhiều hơn ở các cấp quản trị càng cao. Ngược lại, đối với cấp quản trị thấp thì kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật lại trở nên cần thiết hơn, còn kỹ năng nhân sự thì ở cấp độ nào cũng quan trọng.

Kỹ năng quản trị là gì?

Kỹ năng quản trị là gì?

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng thuyết trình

Các nhà tuyển dụng thường tìm cách thuê những ứng viên có kỹ năng quản trị vì họ có kiến ​​thức rộng về các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chẳng hạn như kế toán, tiếp thị, bảo hiểm, tài chính, quản trị, khoa học quản lý và quản lý nguồn nhân lực. Họ cũng có thể giám sát hoạt động của nhiều bộ phận khác nhau trong công ty vì họ hiểu rõ về cách thức từng chức năng. Các nhà quản lý doanh nghiệp cũng theo dõi xu hướng thị trường và tư vấn cho công ty của họ về cách ứng phó để duy trì tính cạnh tranh.

Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị

Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám làm điều khác biệt

Bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải có một tầm nhìn sâu xa và cần phải suy nghĩ được những gì mà người khác chưa nghĩ tới. Nếu một nhà quản trị không có các ý tưởng mới hay không có khả năng dự đoán những vấn đề xảy ra xung quanh mình thì khó có thể trở thành một nhà quản trị giỏi.

Bên cạnh khả năng nhìn xa trông rộng, các nhà quản trị cũng phải có một tình thần quả quyết. Bạn nên đưa ra những quyết định mà thông thường người khác sẽ cảm thấy lo lắng và không dám tiếp cận. Đôi khi, các nhà quản trị cũng phải có chút gì đó cứng rắn, độc đoán thì mới có thể mang về lợi ích tốt cho tổ chức.

Các kỹ năng cần có của nhà quản trị

Các kỹ năng cần có của nhà quản trị

Tìm hiểu thêm: Kỹ năng quản lý thời gian

Biết phát triển các kế hoạch

Các nhà quản trị giỏi luôn tiến hành giải quyết vấn đề theo đúng trình tự và quy định. Đó là việc nhận diện các vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại từng vấn đề khác nhau và sau cùng mới đưa ra những giải pháp giải quyết để mang về hiệu quả tốt nhất.

Biết tập trung tới các cơ hội và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại

Để trở thành một nhà quản trị giỏi bạn cần phải biết nắm bắt và thay đổi, đồng thời dám đối mặt với sự thất bại. Cần phải biết cách tận dụng về những cơ hội một cách tốt nhất và bỏ qua mọi sự lo lắng, rụt rè sợ sẽ thất bại.

Sẵn sàng chấp nhận thất bại là một đức tính mà mỗi nhà quản trị nên có. Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh được sự thất bại. Họ chấp nhận thất bại đó là đã biết sự thất bại có thể khiến cho họ có thể phát triển và tiến xa hơn.

Biết cách điều hành một cuộc họp đạt hiệu quả

Nhà quản trị cần phải điều hành một cuộc họp hiệu quả thông qua việc chấm dứt về các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tránh để cho mọi chuyện dây dưa và không tìm ra được hướng giải quyết nhanh chóng và cụ thể.

Tôn trọng vị thế của cả tập thể

Công việc quan trọng của các nhà quản trị đó chính là chia sẻ hay trao quyền cho mọi người xung quanh. Nếu như bạn là người độc chiếm quyền lợi và chỉ biết quan tâm tới bản thân mình thì rất ít khi nhận được sự yêu mến từ bạn bè, đồng nghiệp và điều này sẽ khiến hiệu quả công việc không được cao.

Vì vậy để phát triển, nhà quản trị cần phải nghĩ tới quyền lợi của cả tập thể và phải biết cách đầu tư vào đội ngũ nhân viên của mình để cùng nhau phát triển.

Phải có đầu óc kinh doanh giỏi

Cách để xây dựng nên một nhà quản trị đó là dựa vào đầu óc kinh doanh của họ. Do đó các nhà quản trị cần phải nắm được quy tắc kinh doanh và đặt ra câu hỏi điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Facebook Comments Box
Rate this post