Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những kỹ năng cần thiết để nâng cao hiệu quả trong giao tiếp. Tuy nhiên, đặt câu hỏi thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là một số kỹ năng đặt câu hỏi các bạn hãy tham khảo nhé!
Mục Lục
Khái niệm kỹ năng đặt câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi là việc chúng ta thiết lập một cuộc trò chuyện bằng cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình có được để khai thác, thu thập thông tin đúng trọng tâm, đúng trọng điểm.
Trong cuộc trò chuyện đó nội dung đa phần là những câu hỏi dành cho đối phương với mục đích phổ biến như:
- Thu thập thông tin, dữ liệu phục vụ giải quyết công việc cụ thể
- Làm rõ nội dung mà bạn muốn đối phương nắm bắt hoặc ngược lại
- Kiểm chứng lại độ chuẩn xác của thông tin nhận được
- Giải quyết mâu thuẫn phát sinh có ảnh hưởng không tốt đến uy tín, danh dự của người đặt câu hỏi…
Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì?
Kỹ năng đặt câu hỏi được áp dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của cuộc sống như công việc, học tập, vui chơi,… Đây là một kỹ năng sẽ theo hỗ trợ mỗi người suốt cuộc đời của họ, vì vậy từ nhà trường đến nhà tuyển dụng đều mong muốn rèn luyện và sở hữu những ứng viên có kỹ năng đặt câu hỏi tốt.
4 loại câu hỏi cần biết khi rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi
Câu hỏi thăm dò
Dùng câu hỏi thăm dò là cách để tìm hiểu và khai thác thông tin về 1 vấn đề người đối diện vừa nói. Để sử dụng câu hỏi thăm dò hiệu quả và giúp bạn nắm rõ vấn đề một cách nhanh chóng thì các bạn có thể sử dụng công thức 5 Why.
Câu hỏi thăm dò được dùng trong các trường hợp khi muốn lấy thông tin từ người khác nhưng họ không muốn tiết lộ hoặc cố gắng tránh né cho bạn biết hoặc làm rõ vấn đề để hiểu thấu đáo toàn bộ câu chuyện đó.
Sử dụng câu hỏi đóng – mở
Khi sử dụng dạng câu hỏi đóng thì câu trả lời thường rất ngắn hoặc là 1 từ. Câu hỏi đóng sẽ có hiệu quả trong các trường hợp kết thúc vấn đề thảo luận, đàm phán, đưa ra quyết định; kiểm tra khả năng hiểu vấn đề của người khác, biểu mẫu.
Còn câu hỏi dạng mở thường nhận được câu trả lời dài hơn, câu hỏi này đánh vào hiểu biết, kiến thức, cảm xúc hoặc quan điểm của người trả lời. Câu hỏi mở thường được sử dụng trong những trường hợp muốn tìm kiếm thông tin, phát triển cuộc thảo luận hoặc tham khảo những ý kiến của mọi người.
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong ngành y tế
Nếu sử dụng câu hỏi đóng không phù hợp sẽ làm cuộc hội thoại nhanh chóng kết thúc. Vì thế, để tăng hiệu quả giao tiếp, hãy tránh đặt những câu hỏi dạng đóng không đúng lúc.
Câu hỏi dạng hình nón
Dạng câu hỏi hình nón người ta thường bắt đầu từ những vấn đề chung nhất, rồi dần dần khai thác sâu trọng tâm của vấn đề. Đây là dạng câu hỏi được sử dụng khá phổ biến khi muốn khai thác thông tin từ người khác.
Dạng câu hỏi này vô cùng hữu dụng trong những tình huống nhằm gia tăng sự thu hút, tin tưởng người đối diện hoặc tìm hiểu thêm thông tin về 1 vấn đề cụ thể.
Câu hỏi dạng tu từ
Sử dụng câu hỏi dạng tu từ cũng là một trong những kỹ năng đặt câu hỏi tăng hiệu quả giao tiếp rất tốt. Thông thường, người ta dung dạng câu hỏi này đê người đối diện dễ dàng chấp thuận, từ đó tham gia cuộc giao tiếp, thảo luận đó. Nếu muốn thu hút người đối diện, các bạn có thể sử dụng câu hỏi tu từ.
Bên cạnh kỹ năng đặt câu hỏi trên, cần quan sát hoàn cảnh giao tiếp, thái độ, biểu cảm của người đối diện để tăng thêm hiệu quả giao tiếp nhé.
Tùy vào từng hoàn cảnh và tính chất cuộc đối thoại, bạn có thể sử dụng kỹ năng đặt câu hỏi để lồng ghép xen kẽ các dạng câu hỏi với nhau để câu chuyện trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.